Đạm (protein) là loại dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể. Nếu như với đạm động vật thì mọi người đều đã quá quen thuộc. Nhưng còn với loại đạm thực vật thì sao? Mọi người có biết: Đạm thực vật là gì và tác dụng của loại đạm này như thế nào? Và hơn hết đạm thực vật có trong những sản phẩm nào? Cùng Cám Em Organic trả lời qua bài viết dưới đây.
Đạm thực vật là gì
Như chúng ta đã biết: Chất đạm là thành phần chủ yếu để cấu tạo nên các tế bào và màng tế bào. Cùng với đó, nó có vai trò điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể người, nhờ vậy mà cơ thể khỏe mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng.
Hình 1: Bạn biết về đạm thực vật là gì chưa?
Hàng ngày, qua thực phẩm bạn đang hấp thụ protein từ hai nguồn chính: protein động vật và protein thực vật. Protein động vật chủ yếu có trong các loại thịt, các hải sản, cá nước ngọt, trứng và sữa. Protein động vật thường là loại giàu chất béo và cholesterol.
Vậy đạm thực vật là gì? Protein thực vật hay còn gọi là đạm thực vật với hàm lượng chất béo thấp, ít cholesterol được cho là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho tim mạch và sức khỏe của người dùng.
Một chế độ ăn uống khỏe mạnh đòi hỏi bạn phải đảm bảo hàm lượng chất đạm thiết yếu mà không cần thêm quá nhiều chất béo và cholesterol. Bởi vậy, cân bằng protein thực vật và động vật sẽ là một chế độ ăn lành mạnh.
Đạm thực vật có trong thực phẩm nào
Nếu bạn đã hiểu đạm thực vật là gì thì có lẽ bạn cũng đã hình dung được loại dinh dưỡng này có trong những sản phẩm nào. Các loại thực vật chứa nhiều đạm nổi bật đó là: Đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, vừng, hạt hướng dương, rau xanh....
Hình 2: Đạm thực vật có trong thực phẩm nào thường ngày?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, protein thực vật được gọi là protein không đầy đủ, bởi nó thiếu một hoặc nhiều axit amin thiết yếu. Mặt khác, nếu bạn không biết cách sơ chế, chế biến thực phẩm đúng cách, lượng đạm có trong thực vật cũng sẽ bị hao hụt cơ số. Lời khuyên là để đảm bảo lượng axit amin này bạn có thể được bổ sung thêm bằng cách kết hợp các loại thực vật lại với nhau.
Vai trò của đạm thực vật đối với sức khỏe
Theo thực tế đã chứng minh, chế độ ăn giàu protein thực vật, chẳng hạn như chế độ ăn chay, có khả năng mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một số nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng đã cho thấy chế độ ăn giàu protein trong đó chỉ khoảng 50% từ thực vật sẽ làm giảm chỉ số huyết áp, tăng nồng độ cholesterol. Từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn so với chế độ ăn tiêu chuẩn hoặc chế độ ăn nhiều chất đạm thực vật lành mạnh.
Và các nghiên cứu ở những người ăn chay cũng cho thấy họ có xu hướng giảm trọng lượng cơ thể, cholesterol và huyết áp. Cùng với đó nhóm người này cũng có nguy cơ đột quỵ, ung thư và tử vong vì bệnh tim thấp hơn so với người không ăn chay hay là ăn nhiều đạm động vật
Hình 3: Đạm thực vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Giảm nguy cơ tiểu đường type 2
Một số nghiên cứu trên những người đang mắc tiểu đường type 2 cho thấy: Nếu bạn thay thế 2 phần thịt đỏ bằng các loại đậu trong 3 ngày mỗi tuần sẽ giúp cải thiện cholesterol và đường trong máu rất đáng kể.
Hạn chế tình trạng tăng cân
Có thể bạn chưa biết, chế độ ăn giàu đạm thực vật có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng tương đối ổn định.
Một nghiên cứu ở cả đàn ông và phụ nữ trong hơn 20 năm cho thấy một chế độ ăn nhiều hạt, đậu có khả năng giúp cơ thể giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
Một thực đơn khoa học cho kế hoạch giảm cân của bạn có thể là: Chế độ ăn bao gồm một khẩu phần đậu xanh, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan, mầm gạo lứt mỗi ngày sẽ làm tăng cảm giác no. Nhờ vậy, giúp hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng và giảm cân tốt hơn.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế đó là: Cơ thể mỗi người không giống nhau nên nhu cầu về đạm cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn cần bổ sung lượng đạm một cách hợp lý, phù hợp với thể trạng, sức khỏe của bản thân.
Cùng với đó, đạm thực vật cũng có nhược điểm là thường bị thiếu hụt một số amin thiết yếu hay một số khoáng chất như vitamin D, vitamin B12... Bởi vậy, để có một chế độ ăn khỏe mạnh thì bạn cần phải đảm bảo hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể bằng cách cân bằng protein thực vật và động vật sao cho hợp lý.
Hình 4: Cân bằng đạm động vật và đạm thực vật.
Bạn hãy đảm bảo cung cấp hàm lượng protein thực vật và động vật mỗi ngày qua thực phẩm và thực phẩm bổ sung. Và bạn biết không, sữa mầm gạo lứt Soyna là một trong những loại thực phẩm xanh lí tưởng để bổ sung lượng đạm thực vật thân thiện với cơ thể mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn đừng quên chú trọng cung cấp thêm cho cơ thể đầy đủ nước, khoáng chất, vitamin, chất bột đường và chất béo, đồng thời luôn duy trì tinh thần lạc quan, tập thể dục thể thao đều đặn để duy trì một sức khỏe bền lâu.
Bài viết này của Cám Em Organic đã giải đáp toàn bộ những thắc mắc về đạm thực vật là gì. Qua đó giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn, chi tiết hơn và đúng đắn hơn, góp phần nâng cao sức khỏe cho bạn và các thành viên trong gia đình trong việc bổ sung đạm thực vật.