RỬA RAU CỦ BẰNG BAKING SODA CÓ LOẠI BỎ THUỐC TRỪ SÂU ?
- Người viết: Trương Yến Ngân lúc
- XÀ PHÒNG THIÊN NHIÊN
1. RỬA RAU CỦ BẰNG BAKING SODA KHÔNG LOẠI BỎ ĐƯỢC THUỐC TRỪ SÂU
Theo thông tin hướng dẫn ở một số trang mạng, Bột baking soda có khả năng loại bỏ phần lớn Phosmet và Thiabendazole, hai loại thuốc trừ sâu phổ biến dùng trong sản xuất cây ăn quả. Chính vì thế, cách làm này được xem là đơn giản mà lại mang đến an toàn.
Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Văn Viên, Bộ môn Bệnh cây và Nông học, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp cho hay, hai loại thuốc trừ sâu được đề cập ở trên không được sử dụng tại nước ta.
Cụ thể, Phosmet là thuốc trừ sâu thuộc nhóm thuốc trừ sâu lân hữu cơ. Thuốc thuộc nhóm độc 1 và độc 2. Còn Thiabendazole là thuốc trừ nấm, thuộc nhóm Bezimidazole. Thuốc này cũng không được hãng nào nhập và không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.
Baking soda không thể loại thuốc trừ sâu.
2. RỬA RAU CỦ BẰNG BAKING SODA KHÔNG LOẠI BỎ ĐƯỢC THUỐC TRỪ SÂU
Phân tích về các loại thuốc trừ sâu hiện nay của nước ta, vị chuyên gia này cho hay, có hai loại thuốc là thuốc hoạt động trên bề mặt của thực vật và loại thấm sâu vào bên trong tế bào thực vật. Thuốc trừ sâu bệnh có tác dụng trên bề mặt thực vật hoạt động theo nguyên lý như một lớp bảo vệ lá, hoa, củ quả…
Khi sâu bò lên gặp chất này, hóa chất sẽ thấm qua da của sâu bọ khiến chúng chết Hoặc cũng có thể hóa chất đọng trên lá, sau đó sâu ăn phải lá đó nên chết. Đối với loại thuốc thấm sâu vào bên trong tế bào thực vật nhằm mục đích diệt sâu đục thân, giòi đục lá, nấm làm chết mô bào…
Theo GS.TS Nguyễn Văn Viên, loại thuốc trừ sâu bệnh đã thấm sâu vào trong tế bào của thực vật thì việc rửa không loại bỏ được các chất đã thấm vào bên trong tế bào thực vật, do vậy ăn vào là nguy hại cho sức khoẻ. Thay vào đó, chỉ còn cách mong chờ ở người phun trồng là hái đúng ngày cách ly. Lúc này, thuốc đã phân hủy hết mới không gây độc hại.
Còn những loại thuốc bám trên bề mặt có thể rửa sạch nếu chỉ là lớp mỏng. Còn khi bám dày, chặt thì rất khó vệ sinh. Khi rửa, cần sử dụng những thứ nước không nguy hiểm cho con người. Và các loại nước này cũng chỉ có tác dụng rửa để loại bỏ các thứ trên bề mặt quả, rửa xong phải lau sạch và gọt vỏ trước khi ăn.
“Khi ăn rau, củ, quả nếu cảm thấy có nhiều mùi vị khác lạ, hoặc mùi hôi hắc, không còn mùi thơm đặc trưng thì cần bỏ ngay để tránh nguy hại sức khoẻ”.
PGS.TS Nguyễn Văn Viên
3. Sai lầm khi để tủ lạnh làm cho thuốc phân giải
GS.TS Nguyễn Hoàng Nghị, nguyên cán bộ Viện Vật lý Kỹ thuật, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, baking soda là muối natri carbonat, khi tác dụng với nước sẽ tạo ra CO2 giúp bánh mỳ nở (còn gọi là bột nở). Chất này thường được sử dụng để làm vệ sinh vì có tương tác bề mặt.
Đối với việc làm sạch rau, củ, quả, các bằng chứng đưa ra để chứng minh có hiệu quả còn rất mập mờ. Hơn nữa, baking soda không phải là chất chuyên dụng để mang lại hiệu quả thực sự tốt vì thế người dùng cần cân nhắc.
Tủ lạnh làm thuốc trừ sâu bị giữ lại.
Đặc biệt, nhiều người quan niệm, sau khi mua rau, củ, quả về, để cách ly cũng như phân hủy hóa chất thuốc trừ sâu có trong đó thì cho vào tủ lạnh để vài ngày. Lúc này, hoa quả vẫn tươi, không bị mất nhiều chất dinh dưỡng mà thuốc trừ sâu cũng giảm độc.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Viên nhấn mạnh, cách nghĩ này là sai lầm và không có tác dụng. Bởi tủ lạnh không có tác dụng phân hủy thuốc. Nhiệt độ lạnh, thậm chí còn được những người lấy mẫu làm xét nghiệm sử dụng nhằm mục đích để thuốc không bị biến chất. Do đó, nếu bảo quản rau quả trong tủ lạnh để giảm thuốc lại có tác dụng giữ thuốc không bị mất đi.